Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Thấu Hiểu Hành Vi Của Người-Thân-Thú Cưng

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Để hoàn toàn thấu hiểu các bạn thú của mình, bạn cần biết điều gì là bình thường đối với chủng tộc của họ và ngược lại. Hôm nay chúng ta sẽ khám phá hành vi của những người bạn đến từ vương quốc người-thân-chó và mèo.

Những người từ vương quốc chó được coi là bằng hữu tốt nhất của con người, và do đó họ được nhiều người chọn làm bạn đồng hành. Vì hầu hết con người không thể giao tiếp bằng lời nói hoặc thần giao cách cảm với các bạn lông xù nên họ dựa vào ngôn ngữ cơ thể hoặc tiếng kêu của người-thân-động vật để hiểu được hành vi của họ.

Khi vui, người-thân-chó thể hiện tư thế thoải mái trong khi vẫy đuôi và giữ tai ở tư thế tự nhiên. Khụy người đùa nghịch với khuỷu tay chống xuống đất và nhấc cao mông ​​là tư thế phổ biến để nói “Đến chơi với em nào”, cùng với đuôi vẫy cao và tiếng sủa vui tươi đầy phấn khích. Những lúc như vậy, mặt của bạn chó cưng sẽ rạng rỡ tình thương và niềm vui.

Người-thân-chó lo lắng sẽ cụp đuôi ép sát người, tai kéo ra sau và đầu cúi thấp. Nếu nằm xuống, bạn ấy có thể quay đầu đi, tránh giao tiếp bằng mắt, cụp tai ra sau và liếm môi. Sủa quá nhiều, thở hổn hển, đi đi lại lại, và nói chung là tỏ ra bất an là những hành vi cần lưu ý vì chúng biểu thị sự căng thẳng.

Người-thân-chó tức giận hoặc do dự sẽ có những hành vi sau. Họ sẽ đứng cứng người, tai dựng, lông dựng, mắt nhìn bạn với con ngươi mở to, đuôi dựng và cứng đơ. Hoặc họ sẽ đứng với trọng lượng cơ thể dồn về phía sau, đầu ngẩng cao, miệng mím chặt, nhe răng và tai kéo về phía sau, thậm chí có thể gầm gừ. Nếu họ thu mình lại, tai cụp, đuôi cụp giữa hai chân và nhe răng thì đó là họ không vui.

Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư từ bi nhất (thuần chay) cũng đã đề cập rằng trái với suy nghĩ thông thường, những người đến từ vương quốc chó không thích ôm ấp.

(Ở đâu đó người ta viết rằng mọi người không nên ôm chó của họ.) Đây là điều nhạy cảm, dĩ nhiên, dĩ nhiên. Ai cũng ôm người-thân-chó của họ, khi họ thương bạn chó. (Dạ.) Khi họ đi làm về, họ cảm thấy cần tình thương, họ cần sự chào đón của các bạn chó. Điều đó như bản năng thôi. (Dạ, chính xác.) Nhưng có điều là, người ta đã làm nghiên cứu nào đó và phát hiện ra rằng nhiều vi khuẩn – E.coli và đủ loại khác, dính trên bàn chân của bạn chó mang vào trong nhà. (Ồ, chao ôi.) […]

Đồng thời người-thân-chó thật sự cũng không thích được ôm. Các bạn chó của tôi nói với tôi như thế. (Ồ, vậy ạ?) Họ cũng nói với một số người biết giao tiếp với chó rằng họ thật sự không thích ôm. Đa số các bạn chó không thích ôm vì họ khác với con người. (Ôi chà.) Nhưng ngay cả con người, cũng không nhiều người thích ôm. (Dạ. Cũng thật vậy.) Nếu quý vị ôm bạn chó của mình, à, vậy thì quý vị phải trả giá cho các hậu quả. Còn không, hãy ráng vệ sinh họ thật sạch. Rửa chân của họ bằng nước ấm và lau khô trước khi họ bước vào nhà và lau bằng dung dịch giấm, chẳng hạn như 40/60. 40% giấm, 60% nước và lau các nơi người-thân-chó đi. […] Nếu không thể để bạn chó ngủ một mình, và quý vị thích ngủ với họ, thì quý vị phải [lau rửa] như thế. Ngược lại, các bạn chó không thích được ôm ấp. (Dạ đúng.) Bản chất của họ là phải luôn luôn canh chừng.

Bản chất của họ là lo lắng. Họ canh chừng cho chính họ. Họ không thích bị giam hãm – thậm chí trong vòng tay ấm áp. Họ cảm thấy bị hạn chế và rồi họ muốn chạy. (Ồ.) Và nếu họ phải cố kiềm chế để không bỏ chạy, với tâm trạng lo lắng, thì sau một thời gian họ sẽ bị bệnh. (Ôi. Chao ơi.) Họ cảm thấy đau nhức trong xương khớp và không khỏe trong cấu trúc tinh thần của họ, trong cảm giác tinh thần hàng ngày của họ. (Ôi chao. Dạ hiểu.) Có lẽ một số người-thân-chó quen với cái ôm. Nhưng tôi không chắc tất cả các bạn chó có giống nhau hay không. (Dạ hiểu, Sư Phụ. Xin cảm ơn Sư Phụ.)

Một số kiểu người-thân-chó được lưu ý do những sự cố khiến họ có vẻ nguy hiểm. Nhà quản lý chuyên về hành vi và huấn luyện người-thân-chó, ông Rob Bays, cho biết: “Về cơ bản, vấn đề là phải có trách nhiệm khi sở hữu thú cưng và tự trau dồi kiến thức về các đặc điểm của thú cưng. Môi trường sống của chó có tác động rất lớn”. Vì vậy, nếu bạn thú cưng bị kích động, hãy tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp, chẳng hạn như huấn luyện viên riêng hoặc nhà nghiên cứu hành vi của người-thân-động vật. Bạn thú cưng cần được thấu hiểu chứ không phải lên án.

Nếu bạn gặp các vấn đề về hành vi và/hoặc liên quan đến căng thẳng với bạn chó cưng, bạn có thể tìm hiểu các mẹo và thủ thuật từ Hiệp hội Phòng chống Hành vi Tàn nhẫn với Động vật Hoa Kỳ®(ASPCA®), Hiệp hội Phòng chống Hành vi Tàn nhẫn với Động vật Hoàng gia Hoa Kỳ (RSPCA), huấn luyện viên hoặc nhà nghiên cứu hành vi người-thân-động vật ở địa phương. Một kênh dành cho các bạn bốn chân đã được sáng tạo tên là “DogTV”, kênh này được chiếu ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Brazil và Mexico. Quả là một ý tưởng hay!

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu hành vi của các bạn mèo. Những công dân xinh đẹp của vương quốc mèo có các giác quan rất phát triển, họ nhanh nhẹn, độc lập và có các phương tiện giao tiếp rất đa dạng như tiếng meo meo, rù rù, gầm gừ, ríu rít, ngao ngao, rừ rừ. Mời các bạn cùng tìm hiểu những ngôn ngữ cơ thể phổ biến được các bạn mèo cưng sử dụng.

Khi bạn thấy người-thân-mèo lăn mình trên sàn, điều đó có thể có nghĩa là họ đang mời bạn chơi hoặc hàng phục bạn. Khi thấy bạn mèo nheo mắt nhìn mình, điều đó có nghĩa là họ đang vui! Nếu họ từ từ nhắm mắt lại khi nhìn bạn thì điều đó có nghĩa là họ tin tưởng bạn. Ngoe nguẩy đuôi là một hành vi rất phổ biến ở người-thân-mèo, vì vậy khi bạn mèo đưa phần sau của họ về phía bạn, đó là cách nói “xin chào”.

Thỉnh thoảng bạn có thể thấy người-thân-mèo ngủ cuộn tròn; tư thế này giúp giữ thân nhiệt khi môi trường bị lạnh. Một hành vi phổ biến khác của người-thân-mèo là nhào bột. Các chuyên gia tin rằng hành động nhào bột là một đặc điểm còn sót lại từ khi bạn mèo còn bé. Động tác nhào bột lên ngực giúp mẹ của họ tiết ra sữa. Tuy nhiên, nếu bạn mèo cưng gắng sức nhào bột, nó có thể khiến cho chân và bàn chân của họ bị tổn thương. Trong trường hợp đó, bạn nên đến gặp bác sĩ thú y vì bạn mèo cưng có thể bị đau hoặc cảm thấy căng thẳng.

Ngoài việc chú ý đến chuyển động của tai, mũi, miệng và cơ thể của người-thân-mèo, chuyển động của đuôi cũng là một dấu hiệu quan trọng cho biết cảm xúc của họ. Khi người-thân-mèo dựng cao đuôi, họ đang thể hiện sự hài lòng với những người trong phòng. Chóp đuôi hơi cong lên có nghĩa là họ đang rất vui.

Điều ngược lại là khi họ hạ thấp đuôi. Nó có thể là dấu hiệu của sự kích động, đây là lúc bạn phải lưu ý và tìm hiểu điều gì đang khiến họ khó chịu. Cụp đuôi ép sát dưới thân có nghĩa là sợ hãi hoặc hàng phục vì có điều gì đó khiến họ căng thẳng. Khi điều này xảy ra, hãy để bạn mèo có chút thời gian ở một mình.

Người-thân-mèo sẽ xù đuôi lên hoặc quất đuôi nhanh sang hai bên nếu họ tức giận hoặc sợ hãi, vì vậy khi thấy có hành vi này, tốt nhất nên cho người bạn lông xù một chút không gian và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi này. Thỉnh thoảng bạn có thể thấy người-thân-mèo ngoe nguẩy đuôi chầm chậm sang hai bên. Đây là cách họ cho biết họ đang tập trung vào việc gì đó chẳng hạn như đợi thức ăn.

Bạn có bao giờ thắc mắc về vai trò của bộ râu người-thân-mèo chưa? Mấy sợi lông trên mặt này có vai trò quan trọng trong đời sống của những người đến từ vương quốc mèo; chúng không chỉ có tác dụng trang trí! Không giống như tóc của con người, bộ râu được kết nối với hệ thần kinh của người-thân-mèo. Đầu sợi râu có phần cảm biến gọi là cơ quan tự cảm để gửi thông tin đến não. Các bạn mèo khó nhìn thấy bất cứ gì ở gần hơn 30 cm (11 inch) trước mặt, vì vậy họ dùng râu để giúp di chuyển trong môi trường xung quanh. Khi râu chạm vào một vật, chúng sẽ tìm hiểu về kích thước, vị trí và kết cấu của vật đó. Khả năng này vô cùng hữu ích vào ban đêm.

Người-thân-mèo dùng râu để giao tiếp với những người-thân-động vật khác và với con người. Có nhiều cơ nhỏ xung quanh các sợi râu. Vì vậy, khi bị căng thẳng, họ có thể hướng râu về phía mối đe dọa và giúp họ thư giãn khi thấy vui. Giống như lông mi của con người, râu có tác dụng bảo vệ người-thân-mèo, chẳng hạn như giúp họ phát hiện các vật sắc nhọn để bảo vệ mặt và mắt của họ.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người-thân-mèo luôn tiếp đất bằng chân không? À, đó là nhờ bộ râu của họ! Khi người-thân-mèo ở trên không, trọng lực kéo ở râu cho họ biết vị trí của họ so với mặt đất và giúp họ tiếp đất an toàn trên đôi chân. Vì vậy, quan trọng là đừng bao giờ cắt râu của bạn mèo cưng vì nó sẽ khiến họ cảm thấy hoang mang và bối rối. Nếu bạn mèo có một hoặc hai sợi râu rụng tự nhiên, đừng lo, chúng sẽ mọc lại thôi.
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-22
1291 Lượt Xem
33:07

Tin Đáng Chú Ý

2 Lượt Xem
2025-01-22
2 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android